Cách Nào Giác Sơ Đồ Vải Lỗi Sợi Trên Lectra Diamino ?

Trong quá trình sản xuất đôi khi chúng ta hay gặp phải những cây vải bị lỗi sợi ngang hoặc lỗi sợi dọc thì người giác sơ đồ sẽ có nhiệm vụ giác tránh những đoạn bị lỗi đó ra để tận dụng tiết kiệm mà không phải bỏ cả cây vải đó đi. Đối với nhiều người chưa biết thì cách làm thông thường là phải giác tay để tránh các lỗi đó, còn với mình thì mình thường giác Automatic 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Sử dụng Lectra Marker Manager V6R1:

Đây là phương pháp tối ưu và khoa học nhất, nhưng do nhiều người không thích dùng do nặng máy hoặc chưa có điều kiện để dùng Diamino V6R1 nên cách làm này sẽ được Hà Duy Tín hướng dẫn cụ thể ở 1 bài riêng và Post lên sau. Còn đối với các phiên bản từ V5R4 trở lại thì sẽ làm theo cách 2 và 3 sau đây.

Cách 2: Tạo thêm 1 chi tiết bằng đúng đoạn lỗi sợi đó:

Cách làm này đòi hỏi người giác mẫu phải biết 1 chút ít về Modaris hoặc nếu không biết thì có thể yêu cầu người làm thiết kế tạo ra chi tiết này. Thao tác gồm các bước chính sau:

–         Ví dụ như sơ đồ bình thường ta giác được 3.1m và nhận được thông báo vải bị lỗi sợi dọc 3cm, cách biên vải 90cm chạy dài suốt cả cây vải.

–         Vào Modaris tạo 1 chi tiết LỖI DỌC có kích thước: rộng 3cm (hoặc có thể lớn hơn 1 chút cho an toàn), chiều dài ước lượng sao cho khi giác tránh lỗi sơ đồ sẽ dài ra bao nhiêu thì ta nhập chiều dài chi tiết bằng con số đó, ví dụ ở đây mình sẽ tạo chi tiết là 320 x 3cm

–         Lập 1 bảng thống kê chi tiết Variant riêng và chèn chi tiết LỖI DỌC vào trong đó.

–         Trong sơ đồ bình thường vào menu Tools, chọn Additions/Deletions để thêm chi tiết lỗi đó rồi Save as ra 1 sơ đồ khác.

–         Cách thêm mới chi tiết vào sơ đồ thì các bạn có thể tham khảo ở bài: https://www.congnghemay.info/2014/07/meo-chi-tiet-moi-vao-co-san-tren-phan-mem-lectra-diamino/

–         Chọn thước đo dọc màu vàng để đo khoảng cách từ biên vải đến đoạn lỗi dọc đó, sau đó lấy chi tiết lỗi đặt đúng vào vị trí thước mà ta đã cố định. Các chi tiết còn lại chọn lệnh giác sơ đồ Automatic bình thường là xong

Cách 3: Tạo 1 khoảng trống cố định trực tiếp trên sơ đồ. Cách này mình phát triển ra từ chức năng Block fuse.

–         Tương tự như cách 2 ta dùng thước màu vàng để căn đúng đoạn lỗi dọc đó, dùng thêm thước ngang để ước lượng, xác định độ dài sơ đồ khi giác tránh lỗi xong

–         Chọn chức năng Block fuse để tạo ra 1 chi tiết có kích thước 320 x 3cm. Đặt Block fuse đó đúng vào đoạn lỗi

–         Nếu là Diamino V5R3, V5R4 thì bỏ chế độ chạy tự động Block fuse đi sau đó giác Automatic bình thường.

–         Các bạn có thể tham khảo cách tạo Block Fuse ở bài: https://www.congnghemay.info/2013/08/huong-dan-su-dung-chuc-nang-block-fusing-cua-lectra-diamino/

Để dễ hiểu hơn các bạn tham khảo video cách 2 và 3 sau đây:

Cách 2 và 3 này do mình tự nghĩ ra chứ không có trong tài liệu Lectra nào, tuy hơi thủ công, độ chính xác chưa phải tuyệt đối nhưng dẫu sao có vẫn hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn giác bằng tay.

Cách giác tránh lỗi sợi đúng nghĩa mà Lectra đã viết ra trên Marker Manger V6R1 thì chúng ta cùng chờ đợi ở những bài viết tiếp theo nhé.

Chúc các bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

 Quảng Cáo Việt Tiến CAD
 Quảng Cáo TT Thời Trang Thịnh Vượng

Bình Luận Bài Viết