Tài Liệu Nhiệm Vụ Công Việc Của Merchandiser Trong Công Ty May

Merchandise là gì?
Merchandise có nghĩa là quản lý đơn hàng, nhân viên Merchandise chính là nhân viên quản lý đơn hàng. Những người làm công việc này sẽ thực hiện theo dõi đơn hàng trong cửa hàng, nhà máy sản xuất. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong ngành may mặc công nghiệp hiện nay. Bộ phận quản lý đơn hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Bộ phận Merchandise được xem như một chiếc cầu nối để gắn kết các xưởng sản xuất, kinh doanh hàng may mặc với khách hàng. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng bộ phận quản lý đơn hàng giúp điều phối các hoạt động trong quá trình tạo ra sản phẩm từ bước đầu tiên.

Nhiệm Vụ Công Việc Của Merchandiser

Tầm Quan Trọng Công Việc Của Merchandiser Trong Công Ty May ?
-Trong một công ty sản xuất hàng hóa may mặc sẽ có rất nhiều quy trình để tạo ra sản phẩm. Vì vậy để quá trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ thì cần phải có những người chịu trách nhiệm quản lý số nguyên liệu từ khâu nhập đến khi thành phẩm. Công việc này sẽ được giao cho bộ phận Merchandise.
-Trong quá trình sản xuất diễn ra nhiều bước thực hiện khác nhau nên khi mắc lỗi ở bất kì đâu sẽ làm gián đoạn công việc của một dây chuyền. Vì vậy, các Merchandise sẽ giám sát quy trình để có thể hạn chế những rủi ro không đáng có. Họ sẽ quản lý các quy trình sản xuất, tinh toán và đưa ra kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý nhất.

Phân loại các vị trí Merchandise.
Quản lý đơn hàng FOB: Công việc chính của vị trí này là theo dõi và quản lý các đơn hàng với khách hàng khi họ có nhu cầu xuất khẩu. Nhân viên thuộc vị trí công việc này sẽ có trách nhiệm đảm bảo các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, may mặc được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Quản lý đơn hàng CMT: Vị trí công việc này sẽ có nhiệm vụ thực hiện theo dõi các đơn hàng cho việc gia công hoặc đơn hàng giao công. Họ sẽ không cần phải chịu trách nhiệm việc cung cấp các nguyên liệu như vị trí FOB. Vì vậy, công việc này sẽ cần làm việc chủ yếu với bên nhà máy và phân xưởng.
Quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa: Với vị trí này sẽ được giao phó công việc cung ứng, theo dõi đơn hàng sản xuất cho thị trường nội địa. Việc phân chia các nhân viên quản lý đơn hàng cho các khu vực cung ứng khác nhau sẽ có thể giảm tải số lượng công việc cho các nhân viên. Mặc dù khối lượng công việc giảm bớt nhưng chất lượng, hiệu quả làm việc sẽ ngày càng bị đánh giá khắt khe hơn.
Quản lý đơn hàng tổng hợp: Quản lý đơn hàng tổng hợp sẽ tham gia làm việc, chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ công việc. Vì vậy, sẽ yêu cầu cao về mặt chuyên môn, sự chuyên nghiệp, khả năng làm việc tỉ mỉ, cản thận, nhanh nhẹn nắm bắt nền tảng quản lý.

Tài Liệu Nhiệm Vụ Công Việc Của Merchandiser Trong Công Ty May 1
Sơ đồ ứng dụng nghiệp vụ Merchandising trong nghành may.

NHIỆM VỤ CỦA MERCHANDISER/TECHNICIAN

  • Nhận tài liệu từ phía khách hàng.
  • Trao đổi với khách hàng thường xuyên qua email hoặc trực tiếp các thông tin về tài liệu, mẫu mã, và các vấn đề phát sinh trong quá trình development và production
  • Đọc và dịch tài liệu cho bộ phận Pattern làm mẫu
  • Làm tài liệu may mẫu cho phòng mẫu.
  • Đo đạc, kiểm mẫu, làm các bản sample comment report và gửi mẫu cho khách hàng approved
  • Nhận comment từ khách hàng. Dịch comment và làm việc với Pattern để chỉnh sửa mẫu.
  • Làm tài liệu kỹ thuật cho nhà máy
  • Duyệt mẫu mã, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, bảng mẫu cho nhà máy
  • Làm việc với kỹ thuật nhà máy về yêu cầu và chất lượng sản phẩm của đơn hàng.
  • Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh về kỹ thuật từ lúc hàng vào chuyền cho đến lúc xuất hàng.

NHIỆM VỤ CỦA MERCHANDISER

Làm việc trực tiếp với khách hàng để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của khách hàng. Chịu trách nhiệm với khách hàng về toàn bộ đơn hàng và chất lượng sản phẩm.
Các công việc cụ thể:

  • Giao tiếp với khách hàng mới về sản phẩm, yêu cầu, giá cả, đơn hàng…
  • Làm việc với khách hàng về: giá cả, mẫu mã,đơn hàng dự kiến, đơn đặt hàng , tiến độ sản xuất, giao hàng, hình thức thanh toán …
  • Làm việc với Supplier để đặt vật tư, ngày giao hàng, hình thức vận chuyển và thanh toán…
  • Phối hợp với đội kỹ thuật về time line làm và giao mẫu cho khách hàng duyệt, tiến độ chuẩn bị sản xuất( giao tài liệu kỹ thuật cho nhà máy, duyệt mẫu mã , bảng mầu, định mức …cho nhà máy
  • Làm việc với các giám đốc xí nghiệp về kế hoạch sản xuất

Điểm lưu ý khi giao tiếp với khách hàng.
Trước khi giao tiếp:

  • Lên lịch làm việc cho phù hợp
  • Chuẩn bị chu đáo về nội dung
  • Có sự hỗ trợ chăm sóc khách hàng quan trọng của công ty
  • Chuẩn bị đoàn làm việc giao tiếp với khách hàng. Xác định mục tiêu cần đạt được trong quá trình giao tiếp với khách hàng, tính trước được những tình huống phát sinh.

Trong khi giao tiếp:

  • Xử lý tốt tình huống phát sinh
  • Điều chỉnh quá trình giao tiếp về thời gian và nội dung giao tiếp

Sau khi giao tiếp:

  • Đánh giá kết quả giao tiếp
  • Rút kinh nghiệm cho khách hàng sau
  • Thường xuyên nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề khi giao tiếp với khách hàng. Một điều quan trọng nữa đó là Merchandising khi giao tiếp với khách hàng phải luôn quan tâm tới lợi nhuận, chú ý về chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng sản phẩm.

  • Từ khi khách hàng xác nhận đơn hàng và gửi chi tiết. Merchandiser bắt đầu theo dõi đơn hàng
  • Từ quá trình làm mẫu -> sản xuất Salesman-> sản xuất ( production ) -> xuất hàng ( delivery )

Các công việc cần làm:
• Nắm rõ các yêu cầu, quy định của khách hàng
• Cần chú ý tất cả các nhận xét mẫu của khách hàng. Thông báo cho các phòng ban liên quan và bên sản xuất
• Kiểm soát và kiểm tra mọi quá trình
• Khi phát hiện lỗi thì lập tức thảo luận và tìm cách giải quyết
• Thông báo cho khách hàng những giải pháp bạn tìm ra cho sản xuất. Cần có sự xác nhận của KH trước khi bạn áp dụng vào sản xuất

Tiến hành các cuộc họp
• Họp với đội kỹ thuật của nhà máy trước khi cắt và vào sản xuất
• Giải thích toàn bộ những yêu cầu về chất lượng, cấu trúc và nhận xét về đơn hàng
• Giải thích cách may sản phẩm
• Hỏi đội kỹ thuật xem có sáng kiến hoặc cách may khác để tiết kiệm thời gian hoặc nhân lực

Trước sản xuất
• Kiểm soát toàn bộ chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào
• Làm mẫu và duyệt mẫu NPL cho các bộ phận khác làm theo: kho, bộ phận cấp pháp NPL, kỹ thuật nhà máy, QA-QC của công ty, QA-QC của khách hàng
• Làm tài liệu kỹ thuật về đơn hàng và gửi cho các bộ phận liên quan

Trong sản xuất
• Phối hợp cùng với đội QA-QC, kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chuyền
• Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới chất lượng: thông báo với khách hàng xác nhận nếu có bất cứ thay đổi nào
• Kiểm tra năng suất mỗi ngày để đảm bảo nhà máy có thể giao hàng đúng thời hạn
• Kiểm tra chất lượng trước ngày final inspection

Nhiệm Vụ Công Việc Của Merchandiser
Sơ đồ quá trình sản xuất sản phẩm may.

Link Download Tài Liệu Nhiệm Vụ Công Việc Của Merchandiser Trong Công Ty May: https://mega.nz/file/zB4hzKBJ#VolgFmqO6RastmrCfODFa-YPKhliYtdpvDLvOlfOvkQ
Mật khẩu xả nén: haduytin2you

Chúc Thành Công !

5/5 - (3 bình chọn)

 Quảng Cáo Việt Tiến CAD

Bình Luận Bài Viết